![]() |
Cuốn sách hiện đang nằm trong Top 15 cuốn sách bán chạy nhất trên Amazon trong mảng sách in về dịch bệnh. |
Với 21 chương được trình bày một cách khá tóm tắt, luôn tập trung trả lời những câu hỏi kinh điển: Who (ai), What (cái gì), When (khi nào), Where (ở đâu), Why (tại sao) và How (như thế nào) thường thấy trong các giáo trình giảng dạy dịch tễ học. Các tác giả dẫn dắt người đọc tìm hiểu về các loại dịch bệnh tiêu biểu đã tác động lên nhân loại trong suốt chiều dài lịch sử cho đến ngày nay như: Đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918, dịch hạch ở London, dịch SARS ở VN và các nước Đông Nam Á với những nguy cơ và thách thức cấp bách nhất. Từ đó các tác giả đề xuất những biện pháp thiết thực để giải quyết vấn đề nan giải này của nhân loại. Tất cả đều là những thông tin cập nhật nhất và đang được thực hành trong hệ thống y tế công cộng của Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới.
Điểm đáng lưu ý là các tác giả ngay từ 2017 đã dự đoán sẽ xảy ra đại dịch toàn cầu liên quan đến coronavirus (Covid-19 hiện nay). Thực tế, sự biến đổi nhanh chóng của vi sinh vật để thích nghi với môi trường, việc gia tăng chóng mặt về mặt dân số và các loài động vật sống gần con người trên hành tinh; sự di chuyển nhanh chóng, dễ dàng bằng máy bay; sự vô tâm, tham lam… đang khiến con người phải đối mặt với nguy cơ bùng nổ các dịch bệnh nguy hiểm lớn hơn bao giờ hết.
Cuốn sách Dịch bệnh: Kẻ thù nguy hiểm nhất sẽ mang lại cho độc giả một mô hình đánh giá nguy cơ của những đợt bùng phát dịch bệnh trong thế kỷ 21. Khi đối phó với bệnh truyền nhiễm, chúng ta cần xác định và tìm hiểu những căn bệnh này cùng với khả năng gây rối loạn kinh tế, chính trị, xã hội hoặc sự ổn định của các vùng lãnh thổ, hay thậm chí toàn cầu.
![]() |
Những thông tin về điều trị Covid-19 được viết trong sách là những chia sẻ kinh nghiệm chủ yếu hướng tới nhân viên y tế, tuyệt đối không được tự áp dụng. |
Và Chẩn trị COVID-19 bằng Đông- Tây y là cuốn sách của các tác giả Trương Bá Lễ và Lưu Thanh Tuyền, các chuyên gia có tiếng về Trung y truyền thống, đã trực tiếp tham gia quá trình chống dịch COVID-19 nhằm tổng kết các kinh nghiệm thực tế chống dịch và các thông tin hữu ích về chẩn đoán, dự phòng, điều trị căn bệnh này.
Chẩn trị COVID-19 bằng Đông- Tây y mang đến cái nhìn trực diện cho độc giả bằng cách tiếp cận căn bệnh trên nhiều khía cạnh, bao gồm: đặc điểm lâm sàng, cơ chế ủ bệnh và phát bệnh, nguồn và cách lây nhiễm, tiêu chuẩn và quy trình chẩn đoán bệnh, tiến triển của căn bệnh trên toàn thế giới. Bắt đầu bằng các biện pháp điều trị y học hiện đại, nhóm tác giả sau đó bổ sung thêm phần ứng dụng y học cổ truyền Trung Hoa vào điều trị COVID-19.
Điểm nổi bật của Tây y là phương pháp điều trị bằng thuốc kháng virus và kháng sinh, thuốc miễn dịch, thuốc điều chỉnh hệ sinh thái đường ruột, sử dụng huyết tương của bệnh nhân đã khỏe mạnh, áp dụng lọc máu liên tục ngoài thận… Mặt khác, thông qua kinh nghiệm thực tế tại ở bệnh viện dã chiến và các nghiên cứu lâm sàng về thuốc Đông y, các tác giả đã đề xuất một số cách dự phòng giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Covid-19 dựa trên nguyên tắc y học cổ truyền Trung Hoa, với những lời khuyên về thói quen sinh hoạt có ích, sau đó cung cấp một số biện pháp dự phòng Đông y tổng hợp (châm cứu, tập khí công) và một số bài thuốc nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Là những người đã trực tiếp tham gia chống dịch, nhóm tác giả cũng dành cả chương 6 của cuốn sách để bàn về quy trình điều trị Covid-19 tại các bệnh viện dã chiến. Cuốn sách được viết trước hết để hướng tới đối tượng cán bộ y tế đã có nền kiến thức cơ bản y học vững để nắm bắt các thông tin được cung cấp trong sách.
Dù nội dung có hàm lượng khá sâu về chuyên môn, Chẩn trị COVID-19 bằng Đông - Tây y vẫn được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu, nhất là những phần không đi sâu vào nguyên lý Đông y, do đó bạn đọc phổ thông muốn tìm hiểu thông tin về SARS-CoV-2 và dịch Covid-19 vẫn có thể thu được những hiểu biết hữu ích từ sách.
Tuy nhiên, cần lưu ý những thông tin về điều trị Covid-19 được viết trong sách là những chia sẻ kinh nghiệm chủ yếu hướng tới nhân viên y tế, tuyệt đối không được tự áp dụng phòng, chữa bệnh không theo chỉ dẫn của y bác sĩ để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Tình Lê
'Con chim xanh biếc bay về' khác hẳn với 45 tác phẩm trước đó của ông lấy bối cảnh Sài Gòn và cuộc sống của người trẻ đương đại.
" alt=""/>2 cuốn sách giúp độc giả hiểu rõ hơn về dịch bệnhNgười đạp xích lô, ghe bơi tại Hội An bác tin "lót tay" hàng tỷ đồng để có một suất (Video: Ngô Linh).
Trải nghiệm xích lô dạo quanh phố cổ được du khách yêu thích khi đến Hội An (Ảnh: Ngô Linh).
Theo ông Tùng, thu nhập mỗi tháng của các thành viên 12-15 triệu đồng, tùy lượng khách.
Ông Tùng cho biết thêm, những năm xảy ra dịch Covid-19, lượng khách giảm sút, có 7-8 trường hợp già yếu, không còn khả năng lao động đã chuyển nhượng xe xích lô cho người khác với giá 500 triệu đồng/chiếc.
Hiện giá trị chuyển nhượng 600-700 triệu đồng/xe xích lô. "Đa phần người đạp xích lô sẽ để lại cho con cái trong nhà kế nghiệp. Đây được xem là nghề cha truyền con nối, họ rất quý trọng", ông Tùng chia sẻ.
Ngồi ghe thả hoa đăng trên sông Hoài là trải nghiệm mà du khách không thể bỏ qua (Ảnh: Ngô Linh).
Về thông tin lan truyền trên mạng xã hội, người đạp xe xích lô phải "chung chi" 1,6-1,8 tỷ đồng mỗi suất xích lô, ghe bơi, ông Tùng khẳng định: "Hoàn toàn sai sự thật, anh em trong nghiệp đoàn rất bức xúc khi nghe thông tin vô lý như vậy. Những lúc anh em khó khăn (đặc biệt lúc đại dịch không có khách), thành phố còn phải hỗ trợ thêm".
Kế nghiệp chiếc xích lô của cha đã được 6 năm, anh Phạm Phú Cường (38 tuổi, đoàn viên Nghiệp đoàn xích lô Hội An) cho hay, sau hơn 30 năm gắn bó với nghề, vì lý do sức khỏe, cha anh đã truyền "cần câu cơm" lại cho anh.
"Đa số thành viên trong nghiệp đoàn đều truyền lại cho con, cháu hoặc rể, bây giờ chẳng ai chuyển nhượng nữa. Nhờ nghề đạp xích lô chở du khách mà tôi có thu nhập ổn định, lo cho con cái học hành", anh Cường nói.
Còn ông Lê Văn Khương - Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc Hợp tác xã (HTX) ghe bơi du lịch Sông Hoài - tiết lộ, thu nhập mỗi tháng của người chèo ghe bơi 10-12 triệu đồng.
Ghe bơi trên sông Hoài được đánh số, các thành viên phải mặc đồng phục, ứng xử văn hóa… (Ảnh: Ngô Linh).
Thành viên HTX hiện nay là 293 người, do số lượng ghe nhiều, lòng sông hẹp nên HTX chia thành 2 đội, luân phiên để giữ gìn cảnh quan phố cổ không lộn xộn.
"Ghe bơi trước đây được thành phố cấp miễn phí cho các hộ khó khăn để có phương tiện mưu sinh, khi du lịch phát triển đã giúp họ tăng thu nhập. Về việc "lót tay" để được chèo ghe tại phố cổ là hoàn toàn không có, chúng tôi yêu cầu xử lý nghiêm trường hợp tung tin sai sự thật để làm gương cho người khác", ông Khương nói thêm.
Ngày 22/11, tài khoản Facebook có tên "Minh Ohio" đăng clip khẳng định "Về phố cổ Hội An Minh có được thông tin rất động trời. Để được lái những chiếc thuyền này (ghe bơi du lịch trên sông Hoài) và có mã số, những người chủ thuyền phải trả đâu đó 1,6-1,8 tỷ đồng để được lái hàng đêm. Thời gian hoạt động từ 16h đến 22h đêm".
Trong clip, tài khoản Facebook "Minh Ohio" còn nói: "Ngoài ra, để lái xe xích lô ngay tại phố cổ Hội An thì cũng tương tự, phải chi ra 1,6-1,8 tỷ đồng mới có một suất, một chân để lái xe xích lô".
Đoạn clip này sau đó đã được chủ nhân gỡ khỏi các nền tảng mạng xã hội. Người này cho biết, thông tin trên nghe được từ người dân địa phương, nhưng chưa kiểm chứng.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND thành phố Hội An - cho biết, cách đây 20 năm, chính quyền có chủ trương cấp xe xích lô, ghe bơi cho người nghèo trong khu phố cổ, để làm phương tiện mưu sinh và không thu phí.
" alt=""/>Không có việc "lót tay" 1,6Cùng với Porsche, việc sản xuất của Mercedes-Benz, Volkswagen, Audi, Skoda… đều đình trệ. Do thiếu vật tư từ Ukraine, Volkswagen phải tạm dừng hai nhà máy ở phía Đông nước Đức, trong đó có nhà máy Zwickau chuyên lắp ráp xe điện ID.4. Mercedes-Benz cũng phải cắt giảm sản lượng tại nhiều nhà máy trên khắp châu Âu trong tuần này. Hãng xe sang hàng đầu thế giới cho biết, đang làm việc với các nhà cung ứng để tìm nguồn cung thay thế.
Về phần mình, BMW đã tạm dừng hoạt động tại nhà máy chính ở Dingolfing (Đức). Theo Phát ngôn viên của hãng xe xứ Bavaria, các dây chuyền tại đây xuất xưởng khoảng 1.600 xe mỗi ngày, bao gồm các dòng sedan cao cấp Series 5/7/8. Cùng với đó, nhà máy BMW tại Munich, nhà máy Mini (hiện thuộc BMW) tại Hà Lan và Anh, cũng sẽ dừng nhiều quãng ngắn do thiếu linh kiện liên quan tới chiến sự Ukraine.
Ukraine là một trong những nguồn cung ứng vật tư quan trọng của ngành công nghiệp ô tô, đặc biệt là cho các nhà máy tại châu Âu. Một số tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ đang vận hành các dây chuyền sản xuất tại quốc gia Đông Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng có thể kể tới như Leoni AG (Đức), Fujikura (Nhật Bản), Aptiv (Đan Mạch), Nexans SA (Pháp)…
Ngoài dây điện, Ukraine cũng là nơi xuất khẩu khí neon phục vụ sản xuất vi chip, palladium phục vụ sản xuất bộ trung hoà khí thải, quặng nikel cho pin lithium-ion… Trong khi đó, Nga là nhà xuất khẩu nhôm lớn nhất thế giới. Đây là nguyên liệu quan trọng để chế tạo khung, gầm, vỏ ô tô.
Bên cạnh khó khăn nguồn cung, một số nhà máy tại Nga của các hãng ô tô lớn cũng phải tạm dừng các dây chuyền lắp ráp. Trong số này có nhà máy của Toyota và Hyundai tại thành phố St. Petersburg; nhà máy của Mercedes-Benz nằm gần Mátxcơva; nhà máy của Skoda (thuộc Volkswagen) tại Nizhny Novgorod và Kaluga… Tình trạng tương tự cũng diễn ra với các nhà máy của Great Wall và Chery (Trung Quốc) tại Xứ Bạch dương.
Bên cạnh những khó khăn liên quan tới vật tư, chi phí mà các nhà sản xuất ô tô phải gánh còn tăng cao do các tuyến vận chuyển – đặc biệt là đường hàng không – giờ đây trở nên dài và vòng vèo hơn.
Những bất cập mới nảy sinh khiến hoạt động sản xuất ô tô trên toàn cầu – vốn đã chật vật với tình trạng thiếu linh kiện suốt năm 2021 - càng trở nên vất vả.
Theo ước tính ban đầu, sản lượng ô tô toàn cầu sẽ hao hụt khoảng 1,5 triệu xe – tương đương 2% so với mức sản lượng 84,2 triệu xe theo dự báo do hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit đưa ra trước khi xảy ra tình hình ở Ukraine. Ở kịch bản xấu nhất, mức hao hụt có thể lên tới 3 triệu xe.
Theo Hà Nội mới
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Chiến dịch "quân sự đặc biệt" mà Nga đang thực hiện tại Đông Ukraine đã khiến nhiều nước phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga và việc này có thể gây thiệt hại lớn cho ngành công nghiệp ô tô.
" alt=""/>Nhiều hãng ô tô phải dừng sản xuất vì thiếu nguồn cung linh kiện